Thuyết 'những chú chó không sủa': Đây là thứ giải thích tại sao Amazon luôn cảnh giác với Google dù không phải là đối thủ trực tiếp

Nhà sáng lập Amazon đặc biệt thích hình ảnh ẩn dụ về "những chú chó không sủa" trong việc tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Chỉ trong 20 năm, từ một công ty bán sách trực tuyến, Amazon đã chiếm lĩnh thế giới mua sắm trực tuyến, góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng về thiết bị đọc cá nhân và phá vỡ nhiều ngành công nghiệp, bao gồm bán lẻ, xuất bản, hậu cần, thiết bị, may mặc và điện toán đám mây. Ít ai biết được để làm được điều này, Jeff Bezos luôn tư duy đa nghi lành mạnh và chuẩn bị cho những thách thức tiềm năng. Nhà sáng lập Amazon đặc biệt thích hình ảnh ẩn dụ về "những chú chó không sủa" trong việc tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Không có doanh nghiệp nào có quyền lực và thành công tới mức có thể biết trước được những đối thủ đang nổi lên- kể cả những công ty trông vô hại hoặc thậm chí đang giúp ích cho chính công ty mình.

Trong tập truyện "Silver Blaze" (Ngọn lửa bạc) của tác giả Arthur Conan Doyle, thám tử lừng danh Sherlock Holmes phải giải bí ẩn về sự mất tích của một chú ngựa đua và vụ giết người lúc nửa đêm. Sherlock Holmes cuối cùng đã suy luận rằng thủ phạm gây ra tội ác là người nội bộ vì chú chó tại hiện trường vụ án mạng đã không sủa- cho thấy tên sát nhân phải là ai đó mà chú chó rất quen thuộc.

Jeff Bezos thích sử dụng câu chuyện về "sự kiện đầy tò mò về chú chó lúc nửa đêm" như một cách để mào đầu cho cuộc thảo luận về những yêu cầu cấp bách đối với các nhà lãnh đạo trong việc bàn bạc kỹ lưỡng về những điểm mù của Amazon trong vai trò là một công ty.

 

Thuyết những chú chó không sủa: Đây là thứ giải thích tại sao Amazon luôn cảnh giác với Google dù không phải là đối thủ trực tiếp - Ảnh 1.

Tại một cuộc họp về quản lý dịch vụ dành cho người bán, các lãnh đạo cao cấp của Amazon từng kể về cách họ đã sử dụng phương thức "chú chó không sủa" để nhận ra một trong những thách thức lâu dài và lớn lao của công ty không ai khác ngoài Google.

Nhìn bề ngoài, Google dường như không giống như một đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thực tế, họ giống như những người bạn và đồng minh tiềm năng. Nhưng khi các lãnh đạo của công ty thảo luận về những khả năng của Google cùng một số sản phẩm và dịch vụ sáng tạo mà họ đã và đang phát triển, họ nhận ra rằng Google đang ngày càng có khả năng xâm lấn vào lãnh địa của Amazon. Việc nguy cơ cạnh tranh tiềm ẩn ngay trước mũi mà họ không thể nhận ra bằng mắt thường.

Để đáp lại, Amazon đã giảm sự phụ thuộc vào Google bằng việc phát triển khả năng tìm kiếm của riêng mình, tạo ra những vị trí mà khách hàng có thể sử dụng trực tiếp dịch vụ của Amazon ngay trên trang web mà không cần thông qua Google.

Sẵn sàng tham gia tự kiểm tra thường xuyên- cả với vai trò cá nhân các lãnh đạo và toàn tổ chức- là điều tối quan trọng để duy trì sự thành công. Và bạn không thể thực hiện tự kiểm tra đó hiệu quả mà không có sự khiêm nhường, sẵn sàng nhìn vào gương và trung thực thừa nhận những gì bạn thấy ở trong đó.

 Trong phần lớn các tổ chức, suy nghĩ thông thường là: "Có nhiều nhu cầu và mối đe doạ rõ ràng, tôi không thể dành thời gian tìm kiếm những mối đe doạ không rõ ràng." Thông qua những việc làm như vậy, các nhóm tại Amazon có thể chọn một nhóm ý tưởng, xây dựng chương trình xoay quanh và phát triển chúng. Những nỗ lực này thường tạo ra những sự đổi mới và nhiều lợi ích khác, chỉ bởi duy trì sự đa nghi lành mạnh và luôn tìm cách để cải tiến là một ưu tiên hàng đầu và là giá trị của một nhà lãnh đạo.

(*) Nội dung tham khảo cuốn sách: Phương thức Amazon- tác giả John Rossman, Vũ Khánh Thịnh dịch.

Nguồn: internet

Để lại bình luận