Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông

CPU của Intel vẫn tiếp tục là những chàng trai vàng trong làng chơi games

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 1.

CPU phổ thông thành công nhất trong lịch sử của Intel, Core i vừa được trình làng thế hệ thứ 10 với tên mã Comet Lake-S. Một trong những cải tiến có giá trị nhất với người dùng so với thế hệ trước có lẽ là công nghệ siêu luồng Hyperthreading, vốn bị vô hiệu hóa trên dòng Coffee Lake refresh do các lỗ hổng bảo mật. Không những thế, giờ đây người dùng còn có thể bật tắt Hyperthreading trên từng nhân CPU. Cũng nhờ vậy mà giờ đây i9-10900K sở hữu xung nhịp boost lên tới 5,3 GHz đơn nhân. Ngoài những điểm nêu trên thì thế hệ CPU mới của Intel không có gì quá nổi bật so với thế hệ trước, nhất là khi chúng vẫn được sản xuất trên tiến trình 14nm. Dù vậy, Comet Lake-S nói chung và i9-10900K vẫn là dòng CPU chơi game tốt nhất trên thị trường, ít nhất là theo khẳng định của Intel.

Đây cũng là lần đầu tiên Intel ra mắt cùng lúc tới 32 mã CPU cho thị trường máy tính cá nhân để bàn. Đặc biệt là sự xuất hiện hàng loạt của các CPU có hậu tố F (không được trang bị nhân đồ họa tích hợp) và T (CPU có điện năng tiêu thụ chỉ 35W, tối ưu cho thiết kế máy nhỏ gọn small-form-factor, vốn đang là trào lưu build máy 2 năm trở lại đây).

Với truyền thống 2 thế hệ CPU đổi socket một lần, ở thế hệ thứ 10, Comet Lake S sẽ sử dụng socket LGA 1200 để phù hợp với yêu cầu điện năng từ 125W trở lên ở các dòng CPU có hậu tố K (mở hệ số nhân để ép xung). Đây cũng chính là yếu điểm của CPU Intel ở thời điểm hiện tại khi so sánh với các đối thủ tới từ AMD. Có 1 điều chắc chắn nữa là chưa CPU phổ thông nào của Intel có thể đánh bại được Ryzen 9 3950X với 16 nhân 32 luồng về hiệu năng điện toán. Bởi thế, trong những ấn phẩm truyền thông của mình, Intel chủ yếu nhấn mạnh vào hiệu năng đơn nhân cũng như khả năng chơi game và chạy các ứng dụng của Adobe, vốn là điểm mạnh mà số nhân/luồng vượt trội của CPU AMD vẫn chưa thể với tới.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 2.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 3.

Theo ông Brandt Guttridge, Giám đốc Marketing Cấp cao mảng desktop và workstation của Intel đã diễn giải rằng mục tiêu hiện tại của Intel là cải thiện xung nhịp, khả năng ép xung và hiệu năng thực tế. Chúng ta có thể thấy cuộc chiến ở thị trường CPU phổ thông đang nóng lên từng ngày. Dẫn đầu dàn Comet Lake-S là Core i9-10900K được niêm yết bằng với giá i9-9900K ở mức 488 USD. Tuy nhiên, để chọn ra CPU có p/p (hiệu năng/giá thành) tốt nhất thì Core i5-10600K với 6 nhân 12 luồng hứa hẹn sẽ đứng đầu thị trường. Vấn đề là sức mạnh của Comet Lake-S đi cùng với một cái giá phải trả không hề nhỏ. Chỉ số về điện năng tiêu thụ và nhiệt độ tỏa ra TDP của Core i thế hệ 10 đã chạm mức 125W, chênh khoảng 25% so với mức 95W của thế hệ 9. Trong khi đó, TDP của AMD Ryzen 9 3950X (16 nhân/32 luồng) và 3900X (12 nhân/24 luồng) chỉ ở mức 105W.

Khả năng tự ép xung turbo-boost của Comet Lake-S cũng là một điểm mới. Tuy Turbo Boost Max Technology 3.0 đã được trang bị trên dòng Broadwell-E từ 2016, đây là lần đầu tiên công nghệ này được ứng dụng trên các CPU phổ thông. Trong đó, công nghệ tự ép xung này sẽ chọn ra một nhân được cho là mạnh nhất để ép xung. Điểm cải tiến sau 4 năm là các CPU Comet Lake sẽ chọn tới hai nhân để ép xung mà không cần tăng điện áp đầu vào.

Ngoài ra, các CPU i9 còn được trang bị thêm công nghệ Thermal Velocity Boost, với khả năng đọc thông tin từ cảm biến nhiệt độ của CPU để thêm 200 MHz xung nhịp nếu hệ thống được trang bị tản nhiệt đủ mạnh. Không chỉ nhân xử lý mà các nhân đồ họa UHD 630 cũng sẽ được ép xung từ 350 MHz lên 1,2 GHz nếu cần.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 4.

Trong lần "rải thảm" thị trường này, Intel cũng trình làng tới tám mẫu CPU giá rẻ giá dưới 100 USD với TDP chỉ 58W. Đây cũng là phân khúc mà Intel sẽ tiếp tục chiếm thế độc tôn với năm CPU Pentium Gold được trang bị công nghệ Hyperthreading. Duy chỉ có ba dòng CPU Celeron là không có công nghệ siêu luồng.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 5.

Cuối cùng, không thể không nhắc tới là các CPU với hậu tố T thuộc dòng CPU tiết kiệm điện năng, phục vụ cho thế hệ Intel NUC tiếp theo cũng như các thiết bị cỡ nhỏ SFF. Dù có mức TDP chỉ 35W, CPU dòng T của Comet Lake-S có bao gồm cả những hàng khủng như i9-10900T và i7-10700T.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 6.

Về hiệu năng, dù đi sau về công nghệ khi vẫn bám trụ với bóng bán dẫn kích thước 14nm (đã cải tiến 5 lần), hiệu năng nói chung của các CPU Intel Comet Lake-S vẫn rất đáng gờm, ngang ngửa với các CPU Ryzen thế hệ 3 với bóng bán dẫn kích thước 7nm cùng tầm giá của AMD. Dù sao đi nữa thì mật độ bóng bán dẫn của Intel vẫn vượt trội so với đối thủ, đơn cử như tiến trình 14nm của Intel vẫn có mật độ hơn hẳn 10nm của TSMC (công ty gia công chip cho AMD). Tới đây, khi Intel trình làng CPU 10nm, hiệu năng của nó chắc chắn sẽ lại vượt trội để một lần nữa đưa Intel lên vị trí độc tôn. Quay lại hiện tại, Core i9-10900K sẽ giúp Intel xây chắc ngôi vương về game khi vượt qua cả Ryzen 9 3950X ở 25 games.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 7.

Intel vẫn giữ quan điểm của mình rằng hiệu năng thực tế mới là quan trọng chứ không phải những con số benchmark. Thậm chí, Intel còn mang chính i9-9900K và i7-7700K vào để so sánh. Khi cùng được đá cặp với Nvidia RTX 2080 Ti, CPU đầu bảng của Comet Lake-S mang tới cải tiến về hiệu năng lên tới 81%.

Lí do (hay cách bao biện) của Intel trong việc tự ép xung cao trên một số nhân CPU nhất định là dựa trên các nghiên cứu của họ: 95% các hệ thống có cài đặt Steam chỉ dùng nhiều nhất là 6 nhân CPU. Bởi vậy, xung nhịp trên 6 nhân CPU sẽ là yếu tố tối quan trọng để cải thiện hiệu năng. Song song đó là khả năng tắt Hyperthreading trên các nhân CPU không được sử dụng để tối ưu nhiệt độ. Công nghệ này có thể sẽ sớm được AMD học hỏi để giải quyết vấn đề nhiệt độ trên các CPU cao cấp của họ.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 8.

Cũng vì cố gắng nhồi nhét thêm nhân CPU, nhiệt độ là vấn đề đau đầu bậc nhất của Intel trên thế hệ CPU mới. Để giải quyết vấn đề này, đội xanh đã phải cải tiến cả thiết kế đế chip và miếng tán nhiệt. Giờ đây, đế silicon của CPU sẽ mỏng đi trong khi miếng tán nhiệt IHS sẽ dày lên để dẫn được nhiều nhiệt hơn.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 9.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 10.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 11.

Song hành với Core i thế hệ 10 là bốn chipset 400 series mới, vẫn dựa trên cách đặt tên cũ: Z490, H470, B460 và H410. Điều gây thất vọng nhất ở thế hệ chipset này có lẽ là việc vẫn chỉ hỗ trợ giao thức PCI Express 3.0 trong khi các bo mạch chủ bên kia chiến tuyến đã được trang bị PCI Express 4.0 từ cuối năm ngoái. Còn lại, bốn chipset đời mới gần như không có nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm của mình, trừ việc được hỗ trợ thêm Wi-Fi 6.

 

Intel trình làng Core i thế hệ 10: tên mã Comet Lake-S, vẫn 14nm nhưng đã chạm mốc 10 nhân 20 luồng trên dòng PC phổ thông - Ảnh 12.

Tựu chung lại, Intel Core i thế hệ 10 vẫn có thể được coi là một bước cải tiến khoảng 25% so với thế hệ trước, theo truyền thống nhiều năm nay của hãng. Chưa kể lần này, Intel còn ra mắt bao bì sản phẩm hoàn toàn mới, khác hẳn so với các thế hệ trước. Dù vậy, Comet Lake-S chưa thực sự là một nâng cấp đáng giá, nhất là khi bạn đang sở hữu một chiếc desktop trang bị Coffee Lake. Cũng phải thấy rằng công lao của AMD là cực kì lớn khi giờ đây người dùng chỉ cần bỏ ra 300 USD là đã được sở hữu i7-10700K 8 nhân 16 luồng, gấp đôi so với con số ba năm trước của i7-7700K trong khi cùng khoảng giá. Hiệu năng thực tế của dòng CPU này sẽ sớm được chúng tôi đánh giá trong thời gian tới.

Nguồn: https://genk.vn

Bình Luận (1)

johnanz

http://imrdsoacha.gov.co/silvitra-120mg-qrms

19 April, 2022

Để lại bình luận